Khi mở tài khoản ở ngân hàng bạn sẽ phải chi trả các khoản phí khác nhau trong đó có phí thường niên. Vậy bạn có biết tài khoản thu phí thường niên là gì hay không? Những loại tài khoản nào sẽ bị thu phí thường niên. Hãy đọc hết bài viết này của Marnie Recker để biết câu trả lời nhé!
Mục lục
Phí thường niên là gì?
Phí thường niên là chi phí bạn trả cho ngân hàng để duy trì các tính năng và dịch vụ khi dùng thẻ. Tùy vào ngân hàng ngân hàng và loại thẻ mà bạn phát hành thì phí thường niên sẽ khác nhau. Đa số các ngân hàng đều có phí thường niên và được thu định kỳ là một năm một lần.
Phí thường niên của thẻ ghi nợ nội địa được trừ trực tiếp vào số dư tài khoản, nếu số dư không đủ sẽ trừ trong lần tiếp theo khi số dư tài khoản đủ thanh toán phí thường niên. Phí thường niên của thẻ tín dụng thì được tính chung vào hạn mức tháng thu phí.
Lưu ý: Khi bạn không sử dụng vẫn phải đóng phí thường niên. Nếu không đóng phí thường niên quá lâu bạn sẽ bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống CIC.
Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Tài khoản thu phí thường niên chính là số tài khoản của thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán nội địa hay thẻ thanh toán quốc tế,… Số tài khoản này sẽ được cung cấp khi bạn hoàn thiện đăng ký hồ sơ phát hành thẻ tại ngân hàng. Ngay khi hoàn tất thủ tục mở thẻ là thời điểm bắt đầu tính phí thường niên. Chỉ khi bạn đóng đầy đủ phí thường niên thì mới được sử dụng các dịch vụ như thanh toán, chuyển khoản,… của ngân hàng.
Mức phí thường niên của các loại thẻ ngân hàng 2023
Tùy vào các loại thẻ được phát hành mà có những hạn mức thu phí thường niên khác nhau. Sau đây là một số mức phí thường niên của các loại thẻ ngân hàng trong năm 2023 mà các bạn có thể tham khảo:
- Thẻ ghi nợ:
- Thẻ ghi nợ nội địa: mức phí thường niên tại các ngân hàng sẽ dao động từ 50.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Mức phí chắc chắn sẽ cao hơn thẻ ghi nợ nội địa và hầu hết các ngân hàng sẽ áp dụng từ 100.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ cho các loại thẻ thường.
- Thẻ tín dụng:
- Thẻ tín dụng nội địa: đa số các ngân hàng dao động từ 200.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ và có thể hơn nữa tùy vào các dịch vụ mà bạn sử dụng, ngân hàng sẽ tính phí phù hợp.
- Thẻ tín dụng quốc tế: từ 200.000 VNĐ đến hơn 1 triệu đồng. Tùy vào ngân hàng và loại thẻ bạn sử dụng, càng cao cấp đồng nghĩa phí thường niên sẽ càng cao, có khi lên đến 3.000.000 VNĐ.
Lưu ý: Mức phí thường niên của các ngân hàng là hoàn toàn khác nhau. Mức phí ở trên chúng tôi chia sẻ là chỉ mà mức chung. Để biết chi tiết hơn các bạn có thể vào website của ngân hàng để tìm hiểu. Ngoài ra cũng có thể liên hệ đến số hotline của ngân hàng để được tư vấn chi tiết.
Cách tra cứu tài khoản phí thường niên
Khi bạn có quá nhiều tài khoản hay không thể nhớ được phí thường niên mà mình phải chi trả cho các dịch vụ tại ngân hàng thì phải làm sao? Đừng vội, chỉ với những cách tra cứu tài khoản phí thường niên đơn giản sau đây là bạn đã có thể nắm rõ về phí thường niên mà mình phải trả rồi..
1. Tra cứu tại quầy giao dịch ngân hàng
- Bước 1: Đi đến phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng mà bạn đang sử dụng, lấy số thứ tự và chờ đến lượt giao dịch.
- Bước 2: Thông báo cho nhân viên yêu cầu muốn kiểm tra mức phí thường niên tài khoản.
- Bước 3: Xuất trình cmnd/cccd để nhân viên tiến hành tra cứu trên hệ thống.
- Bước 4: Chờ 1 – 2 phút để tra cứu và bạn sẽ biết được tài khoản thu phí thường niên của mình.
Đối với cách này bạn được nhân viên ngân hàng cung cấp trực tiếp số tài khoản phí thường niên ngoài ra còn được giải đáp các thắc mắc liên quan. Nhưng bạn sẽ mất thời gian để di chuyển đến ngân hàng và chờ đợi đến lượt.
2. Gọi tới tổng đài CSKH của ngân hàng
- Bước 1: Khách hàng gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ.
- Bước 2: Cung cấp số cmnd/cccd mà bạn đăng ký khi phát hành để nhân viên tra cứu thông tin và cung cấp số tài khoản phí thường niên cho bạn.
Chỉ đơn giản như thế là bạn có thể biết được số tài khoản phí thường niên của mình rồi mà không phải mất công di chuyển và thời gian chờ đợi.
Sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn số hotline CSKH của một số ngân hàng phổ biến hiện nay:
- Tổng đài Vietinbank: 0 24 3941 8868/ 1900 558 868
- Tổng đài BIDV: 1900 9247/02422200588
- Tổng đài Vietcombank: 1900545413
- Tổng đài TPbank: 1900585885
- …
3. Kiểm tra qua SMS banking
Nếu khi chúng ta thực hiện một giao dịch chuyển tiền hay nhận được tiền từ ai đó và có thông báo gửi đến điện thoại bằng SMS thì bạn đã đăng ký dịch vụ SMS banking. Khi đó các bạn có thể tra cứu số tài khoản phí thường niên bằng SMS. Để tra cứu bạn chủ cần tìm lại tin nhắn mà ngân hàng gửi đến bạn. Thông thường khi trừ phí thường niên ngân hàng sẽ gửi tin nhắn thông báo cho bạn.
4. Tra cứu bằng dịch vụ Internet Banking
Dịch vụ internet banking (ngân hàng số) cũng là nơi để bạn có thể tự tra cứu tài khoản phí thường niên của mình. Cách tra cứu như sau:
- Bước 1: Mở app ngân hàng số trên điện thoại đã tải về.
- Bước 2: Đăng nhập
- Bước 3: Bấm chọn “tài khoản”, tiếp theo chọn “vấn tin tài khoản” (tùy vào giao diện của từng ngân hàng bước này sẽ có sự khác nhau).
- Bước 4: Các thông tin về tài khoản sẽ được hiển thị: số tài khoản phí thường niên, chủ sở hữu, số dư,…
5. Tra cứu tại cây ATM
Ngoài 4 cách trên bạn còn có thể tra cứu tại cây ATM bất kỳ trên toàn quốc của ngân hàng phát hành thẻ.
Bước 1: Tìm cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ.
Bước 2: Đưa thẻ vào khe và nhập mã Pin.
Bước 3: Chọn “vấn tin tài khoản” (nếu không có bạn chọn “in sao kê”) tùy vào hệ thống ngân hàng bạn sử dụng.
- Xuất hiện “vấn tin tài khoản” thì bạn sau khi chọn các thông tin sẽ hiện ra trong đó có số tài khoản thu phí thường niên, bạn chỉ cần chụp lại và kết thúc, nhận lại thẻ.
- Chọn “in sao kê” thì bấm OK. Sau đó nhận lại thẻ và biên lai. Thông tin được in trên biên lai.
Tùy vào ngân hàng mà bạn phát hành thẻ sẽ có một chút khác nhau nhưng đa số là đơn giản và dễ thực hiện. Cách này hơi bất tiện do không phải lúc nào cũng có cây ATM của ngân hàng gần nhà, và bạn phải đi tìm cây ATM.
Trên đây là 5 cách mà bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu biết về tài khoản phí thường niên của mình. Bạn có thể lựa chọn cách phù hợp với mình để thực hiện một cách đơn giản và nhanh nhất nhé.
Cách giảm phí thường niên
Khi bạn xác nhận việc mở thẻ ngân hàng thì chắc chắn một điều bạn phải đóng phí thường niên vì nó là một chi phí cố định không thể thay đổi. Tuy nhiên chúng ta có thể giảm được một phần chi phí bằng những cách sau đây:
- Chọn ngân hàng mở thẻ có các ưu đãi về phí thường niên
Đa số nhiều ngân hàng sẽ đưa các ưu đãi để khách hàng lựa chọn ngân hàng mình để mở thẻ, trong đó có ưu đãi về phí thường niên. Một số ngân hàng đưa ra chính sách miễn phí phí thường niên từ 1 – 2 năm đầu khi bạn mở thẻ tùy vào quy định của ngân hàng.
- Chọn thẻ có dịch vụ tích điểm thưởng
Dịch vụ tích điểm thưởng để đổi phí thường niên có nghĩa là bạn dùng thẻ để thanh toán các khoản chi tiêu sẽ được tích lũy một số điểm cụ thể tùy vào mức bạn chi tiêu. Số điểm tích lũy này sẽ được trừ vào lần thanh toán phí thường niên của năm tiếp theo. Chính sách này hiện có tại một số ngân hàng như BIDV, TPbank, HSBC,…
- Các chương trình khuyến mãi
Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau khách hàng và đưa ra những chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút khách hàng mở thẻ (đặc biệt là thẻ tín dụng). Có chương trình ưu đãi đến 70% dành cho nhóm khách hàng mới. Các bạn hãy tận dụng thời gian khuyến mãi để giảm bớt được một phần phí thường niên nhé.
- Đàm phán trực tiếp với ngân hàng
Dù phí thường niên là cố định và không thể thay đổi nhưng chúng ta vẫn có thể đàm phán với ngân hàng để được miễn giảm một phần phí thường niên. Nó cũng như một sản phẩm mà ngân hàng là người bán và bạn là người mua nên có thể thương lượng. Thành công hay không là dựa vào khả năng và năng lực hiện có của khách hàng và tiềm lực tài chính mà ngân hàng bạn đàm phán.
Với những cách trên thì bạn có thể sẽ tiết kiệm được một khoản phí thường niên kha khá đó nha!
Kết luận
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin liên quan đến phí thường niên, tài khoản thu phí thường niên là gì cũng như các mức phí của các loại thẻ tại các ngân hàng trong năm 2023. Ngoài ra còn có cách để các bạn tra cứu được số tài khoản phí thường niên và tận dụng những ưu đãi để miễn giảm được phí thường niên hàng năm. Mong rằng những thông tin phía trên có thể hữu ích với các bạn để không bị mất những quyền lợi khi sử dụng thẻ ATM.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Mcredit là ngân hàng nào? Có nên vay tiền tại Mcredit không?